Ethernet: Là phương pháp truy cập mạng máy tính cục bộ (LAN) được sử dụng phố biến nhất. Ethernet được hình thành bởi định nghĩa chuẩn 802.3 của IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers - Tổ chức Quốc tế của các Kỹ sư điện và Điện tử) một tổ chức rất có uy tín, chuyên thiết lập các chuẩn cho máy tính và mạng truyền thông.
Ngày nay, mạng Ethernet trở nên quá thịnh hành đến nỗi khi nói đến "kết nối mạng LAN" hoặc "card mạng" người ta đã nghĩ ngay đến mạng Ethernet. Về căn bản, Ethernet là một môi trường mạng LAN có môi trường truyền thông được chia sẻ (shared media LAN). Tất cả các trạm trên mạng (network station) chia nhau tổng băng thông của mạng (LAN bandwidth). Băng thông này có thể là 10Mbps (megibit per second = megabit/giây), 100Mbps hoặc 1000Mbps. Ngày nay, người ta còn dùng khái niệm Switched Ethernet (Mạng Ethernet chuyển mạch) để nói về công nghệ mạng LAN Ethernet sử dụng Switch thay cho Hub. Với Switched Ethernet, mỗi cặp máy tính Truyền và Nhận sẽ có các đường truyền riêng với băng thông đầy đủ (full bandwidth). Mạng Ethernet có thể sử dụng cáp đồng trục (coaxial cable), cáp xoắn đôi (twisted-pair cable), cáp quang (Optical Fiber) hoặc vô tuyến (wireless). Mạng Ethernet sử dụng cả cấu trúc Tuyến tính (bus) và hình sao (star).
Ethernet là gì ? Hub,Switch - RJ11, RJ45, RJ58, RG62...?
Ethernet:
Là phương pháp truy cập mạng máy tính cục bộ (LAN) được sử dụng phố biến nhất. Ethernet được hình thành bởi định nghĩa chuẩn 802.3 của IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers - Tổ chức Quốc tế của các Kỹ sư điện và Điện tử) một tổ chức rất có uy tín, chuyên thiết lập các chuẩn cho máy tính và mạng truyền thông. Ngày nay, mạng Ethernet trở nên quá thịnh hành đến nỗi khi nói đến "kết nối mạng LAN" hoặc "card mạng" người ta đã nghĩ ngay đến mạng Ethernet. Về căn bản, Ethernet là một môi trường mạng LAN có môi trường truyền thông được chia sẻ (shared media LAN). Tất cả các trạm trên mạng (network station) chia nhau tổng băng thông của mạng (LAN bandwidth). Băng thông này có thể là 10Mbps (megibit per second = megabit/giây), 100Mbps hoặc 1000Mbps. Ngày nay, người ta còn dùng khái niệm Switched Ethernet (Mạng Ethernet chuyển mạch) để nói về công nghệ mạng LAN Ethernet sử dụng Switch thay cho Hub. Với Switched Ethernet, mỗi cặp máy tính Truyền và Nhận sẽ có các đường truyền riêng với băng thông đầy đủ (full bandwidth). Mạng Ethernet có thể sử dụng cáp đồng trục (coaxial cable), cáp xoắn đôi (twisted-pair cable), cáp quang (Optical Fiber) hoặc vô tuyến (wireless). Mạng Ethernet sử dụng cả cấu trúc Tuyến tính (bus) và hình sao (star).
Ethernet được phát minh bởi Robert Metcalfe và David Boggs của công Ty Xerox PARC vào năm 1973 với tốc độ ban đầu là 2.94Mbps. Sau này Metcalfe gia nhập hãng Digital và cùng với hãng này hợp tác với Intel và Xerox để cùng phát triển Ethernet cho đến ngày Ethernet được "chuẩn hóa" bởi tổ chức IEEE vào năm 1983.
CSMA/CD (Carrier Sense Multiple Access / Collision Detection) - Tạm dịch: Cơ chế Đa Truy cập Dò sóng Mang để phát hiện Va chạm:
Là nguyên lý hoạt động của mạng Ethernet: tất cả các trạm trên mạng LAN đều có quyền truy cập mạng (gửi, nhận, thăm dò thông tin). Tuy nhiên, khi phát hiện ra sự
"va chạm" của nhiều gói thông tin khác nhau trên mạng thì toàn bộ các gói thông tin sẽ bị "loại bỏ" (drop) để truyền lại. Điều này ngược lại với nguyên lý truy cập Dựa vào thẻ bài của mạng Token Ring LAN: khi trạm nào nắm giữ được "thẻ bài ưu tiên" (Token) thì trạm đó mới có quyền truyền, sau khi truyền xong thì nó lại thả "thẻ bài" lưu hành trên mạng để "trao lượt" truyền cho người sở hữu thẻ bài tiếp theo.
10Base-T:
Là một chuẩn mạng Ethernet có tốc độ băng thông (bandwidth) là 10Mbps (10), sử dụng dải tần cơ sở (Baseband) và cáp xoắn đôi (T). Các trạm trong mạng (LAN stations) được kết nối theo kiểu hình sao (star configuration) vào một bộ tập trung ở giữa được gọi là Concentrrator (bộ tập trung).
100Base-T:
Tương tự như 10BaseT nhưng có tốc độ băng thông là 100Mbps (100). Hình minh họa mạng 10/100Base-T:
- Cáp xoắn đôi CAT-5
- Đầu nối Rj-45
- Thiết bị kết nối HUB
- Tốc độ truyền: 10/100 MBPS (tùy HUB, card mạng)
- Độ dài tối đa: 500m
- Max workstation: tùy theo HUB
- Là cấu trúc mạng hình Sao (star)
• 10/100 = 10 hoặc 100 Mbps
• Base= Base Band
• T = Twisted pair
10Base-2:
Là một chuẩn mạng Ethernet có tốc độ băng thông (bandwidth) là 10Mbps (10), sử dụng dải tần cơ sở (Baseband) và cáp đồng trục mỏng (thin coaxial cable = RG58). Chiều dài tối đa mà một phân đoạn mạng (LAN segment) sử dụng cáp đồng trục mỏng có thể đạt là 607 feet - gần bằng 200 mét (nên ký hiệu của mạng này là 10Base-2). Tất cả các máy trong mạng (LAN stations) được kết nối theo dạng tuyến tính (bus) dọc theo sợi cáp đồng trục.
10Base-5:
Tương tự như 10Base-2, nhưng sử dụng cáp đồng trục dày (thick coaxial cable = RG62). Chiều dài tối đa mà một phân đoạn mạng (LAN segment) sử dụng cáp đồng trục dày có thể đạt 500 mét (nên ký hiệu của mạng này là 10Base-5). Tất cả các máy trong mạng (LAN stations) được kết nối theo dạng tuyến tính (bus) dọc theo sợi cáp đồng trục.
10Base-F:
Là chuẩn mạng Ethernet sử dụng cáp sợi quang (optical fibers).
Hub:
Bộ tập trung (concentrator) của mạng LAN. Hub có chức năng kết nối các trạm làm việc (workstation) trong một mạng LAN (Ethernet và Token Ring) lại với nhau theo cấu hình hình Sao (Star Configuration). Các đặc tính chính của Hub bao gồm: số cổng của Hub (phổ biến là 8 - 16 - 24 - 32 - 48 cổng), tốc độ kết mạng mà Hub hỗ trợ (10 - 100 -1000 - 10/100 - 10/100/1000 Mbps), khả năng kết nối với hub khác hoặc kết nối tốc độ cao (stackable - cho phép ghép chồng lên, uplink - cổng dành riêng kết nối với hub khác, Trunking - kết nối tốc độ cao tương đương với việc "gom" nhiều kênh tốc độ thấp lại với nhau...), khả năng hỗ trợ các tính năng cao cấp như: Mạng LAN ảo, mạng cho phép quản lý từ xa thông qua các giao thức mạng...
Passive Hub - Hub thụ động:
Là Hub chỉ làm chức năng kết nối các trạm làm việc trong mạng chứ không "tác động thêm" gì vào dữ liệu được truyền qua nó.
Active Hub - Hub tích cực:
Là Hub có khả năng tái tạo (regenerate) các tín hiệu dữ liệu nhằm khiến cho chúng "khỏe hơn" và tránh bị "suy hao" hay "rớt" trên đường truyền. Vì khả năng này nên đôi khi người ta còn gọi Active Hub là "Multiport Repeater" (Bộ lặp tín hiệu có nhiều cổng).
Intelligent Hub - Hub thông minh:
Là các Hub hỗ trợ nhiều tính năng cộng thêm giúp theo dõi, giám sát và thiết lập cấu hình cho Hub. Thông thường ta có thể sử dụng máy tính để xác lập cấu hình cho các Hub thông minh thông qua cổng truyền thông dành riêng.
Modular Hub:
Hub được thiết kế theo dạng từng khối đơn thể (gọi là các module hay các card mở rộng): Kiến trúc này cho phép mở rộng, thêm / bớt dung lượng cổng của Hub, thêm / bớt các card chức năng (functional module) một cách dễ dàng.
Switch - Bộ chuyển mạch:
Là một thiết bị Cơ khí hoặc điện tử được dùng để chuyển dòng các tín hiệu điện hoặc tín hiệu quang từ một điểm này qua điểm kia.
LAN Switch - Bộ chuyển mạch mạng cục bộ:
Là thiết bị mạng có nhiều cổng làm chức năng kết nối các trạm làm việc (workstation) trong một mạng LAN lại với nhau theo cấu hình hình sao (Star configuration) bằng cách chuyển mạch (Switching). LAN Switch còn được gọi là Switch Level 2 do LAN Switch nằm ở lớp thứ 2 trong mô hình mạng OSI gồm 7 lớp (tôi sẽ trình bày ở phần sau).
LAN Switch có chức năng tương tự như LAN Hub nhưng có tốc độ truyền tổng thể cao hơn nhiều bởi vì Switch là một thiết bị truyền dẫn tín hiệu mạng hữu hướng (connection-oriented network device), nó cho phép thiết lập các kênh truyền riêng giữa các cặp trạm làm việc với nhau. Ví dụ: Switch 8-port (8-cổng) tốc độ 100Mbps cho phép tạo 4 đường truyền độc lập, mỗi đường có tốc độ đầy đủ là 100 Mbps. Nghĩa là nếu 8 máy tính "bắt thành 4 cặp" để truyền dữ liệu với nhau thì tốc độ đường truyền thực sự giữa mỗi cặp có thể đạt tới 100Mbps. Còn Hub là một thiết bị truyền dẫn tín hiệu mạng vô hướng (connectionless network device), nó cho phép các trạm làm việc (với số lượng tối đa phụ thuộc vào số cổng) "chia sẻ" chung một đường truyền dữ liệu. Ví dụ minh họa:
Mạng LAN Ethernet sử dụng cáp xoắn đôi (10Base-T hoặc 100base-T)
Giải thích hình minh họa:
Trong mỗi máy tính Workstation 1, Workstation 2 và File Server đều có một Card mạng hỗ trợ cổng RJ-45. Thông thường trong các bảng báo giá ta thường thấy Card mạng 10/100 PCI/UTP nghĩa là card mạng hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu 10 hoặc 100 Mbps, chuẩn khe cắm là PCI (gắn vào khe mở rộng PCI trên mainboard) và sử dụng cáp UTP (cáp xoắn đôi), nghĩa là sử dụng đầu nối cáp RJ-45.
•
Mạng sử dụng một bộ chuyển mạch (switch) hiệu Repotec, hỗ trợ tốc độ 10/100Mbps - nghĩa là các máy tính trong mạng có thể sử dụng card mạng tốc độ 10Mbps (loại cũ) hoặc tốc độ 100 Mbps (card loại mới) - có 12 cổng (12-port) giao tiếp RJ-45 cho phép nối với 12 thiết bị (ta còn gọi là 12 trạm) trong mạng.
•
Mỗi trạm trong mạng (có 4 trạm cụ thể là: Workstation 1, Workstation 2, File Server và Repotec Print Server) được kết nối với bộ tập trung là Repotec Switch thông qua một sợi cáp UTP với hai đầu nối RJ-45 ở hai đầu (đoạn cáp này thường được gọi là Patch cable hay Patch Cord).
•
Khoảng cách của đoạn cáp mạng liên tục nối giữa Hub/Switch <----> máy tính không được vượt quá: 100 mét.
UTP (Unshielded Twisted Pair) Cable:
Là cáp xoắn đôi không có lớp vỏ bọc kim loại chống nhiễu. Là cáp dùng phổ biến cho mạng điện thoại và mạng máy tính. Về hình thức, nó là những đôi cáp được xoắn thành từng cặp với nhau: đối với điện thoại ta sử dụng loại cáp xoắn đôi 1 cặp (điện thoại 2 dây) hoặc 2 cặp (điện thoại 4 dây), đối với mạng máy tính ta thường sử dụng loại cáp xoắn có 4 đôi (tuy nhiên về thực tế, các công nghệ mạng phổ biến hiện nay chỉ sử dụng có 2 đôi, còn 2 đôi dự phòng cho các công nghệ mạng tương lai). Cáp xoắn đôi có nhiều loại (có thể gọi là nhiều cấp độ, tiếng Anh gọi là Category hay viết tắt là CAT). Ta thường nghe nói "Cáp UTP CAT 5" là loại cáp UTP loại 5. Việc phân biệt loại cáp dựa vào các tiêu chuẩn sau: độ dẫn điện, độ dày (sợi cáp to hay nhỏ, nghĩa là đường kính sợi cáp), điện trở, khả năng hỗ trợ các tín hiệu truyền dẫn có tần số cao hay thấp... và các đặc tính vật lý khác. Ta có thể hiểu nôm na là thứ hạng của cáp càng cao thì cáp càng tốt. Ví dụ: cáp UTP Cat 1 -> Cat 3 thường được sử dụng là dây nối điện thoại do nhu cầu về độ chính xác và tần số hạn chế vừa đủ cho tín hiệu âm thanh (voice grade quality). Tuy nhiên đối với mạng máy tính, người ta đòi hỏi loại cáp từ UTP Cat 4 trở lên. Đối với mạng thông thường ở tốc độ 10/100Mbps (Ethernet và Fast ethernet) ta có thể sử dụng cáp UTP CAT 5, đối với mạng 1000Mbps (Gigabit ethernet) ta phải sử dụng cáp UTP CAT 5e (CAT 5enhanced - là một loại cáp tốt hơn CAT 5 một chút) trở lên.
RJ-11 (Registered Jack 11) Connector - Đầu nối RJ-11:
Là đầu nối cáp xoắn đôi dùng để kết nối các thiết bị điện thoại. RJ-11 có các phiên bản 2-pin, 4-pin và 6-pin
RJ-45 (Registered Jack
45) Connector - Đầu nối RJ-45:
Là đầu nối dùng để kết nối các thiết bị trong mạng máy tính Ethernet và Token Ring Type 3 sử dụng cáp xoắn đôi. RJ45 là đầu nối có 8-pin (8 chân). RJ-45 Outlet hoặc RJ-45 Socket: Là lỗ cắm hay hốc cắm cho các đầu nối RJ-45.
Patch cord/Patch Cable - dây nhảy:
Là một đoạn cáp UTP (thường ngắn khoảng 1.5m đến 3m) với hai đầu nối RJ-45 ở hai bên, dùng để nối giữa: máy tính (card mạng trong máy tính) <---> Hub/Switch, máy tính <----> hộp nối dữ liệu (data socket), Bảng đấu dây (Jack Panel hoặc Patch Panel trong hệ thống cáp mạng có cấu trúc) <----> Hub/Switch.
Repeater - bộ lặp tín hiệu:
Là thiết bị khuyếch đại tín hiệu trên đường truyền. Khi tín hiệu trên đường truyền từ Điểm A tới Điểm B có khả năng bị "suy hao" hay "mệt mỏi" do đường đi "quá xa" (theo khả năng vật lý của môi trường truyền) thì người ta phải đặt giữa hai Điểm A & B một bộ lặp tín hiệu để giúp "làm tươi" (refresh) hoặc "khuyếch đại" tín hiệu để giúp nó được truyền đến Điểm B "an toàn, chính xác và lành lặn".
Như ở ví dụ trên, nếu khoảng cách từ Workstation 1 đến Switch xa quá 100 mét (là khoảng cách tối đa) thì người ta phải đặt giữa Workstation 1 và Switch một (hoặc nhiều Repeater), cứ mỗi 50 mét sau Repeater ta phải đặt thêm 1 Repeater khác. Nghĩa là theo lý thuyết, tín hiệu sau khi được "làm tươi" bởi Repeater chỉ có khả năng "đi" thêm được 50 mét nữa mà thôi. Tổng cộng không nên sử dụng quá 4 repeater trên một đường truyền mạng. Hình minh họa:
Mạng cáp xoắn đôi sử dụng Repeater.
Trong thực tế, "khả năng kết nối hoàn hảo" (không lỗi) của một hệ thống mạng lệ thuộc rất nhiều vào cá yếu tố như : Chất lượng của cáp mạng (VD: cáp UTP), chất lượng các thiết bị đấu nối như đầu RJ-45, hộp đấu dây (data socket )... và kể cả kỹ thuật bấm đầu dây nữa. Chúng tôi đã có nhiều "kinh nghiệm xương máu" khi phải "dở khóc dở cười" với những mạng máy tính "lúc thì kết nối tốt, lúc thì không kết nối được" do việc bấm đầu dây cẩu thả gây ra. Trong trường hợp xác định được lỗi kết nối gây ra do đầu nối hoặc kỹ thuật bấm dây, cách tốt nhất để "khắc phục" là "cắt bỏ" đầu nối kém và bấm lại đầu nối khác. Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng có sẵn các đầu nối dự phòng để "phung phí" như vậy, nhất là trong hoàn cảnh địa điểm lắp đặt mạng ở xa và trong tay bạn không có đủ đầu nối dự phòng. Do vậy, khả năng hỗ trợ khoảng cách xa hay gần của hệ thống cáp mạng - Hub/Switch - Repeater (nếu có) - card mạng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của các thành phần trong hệ thống và kỹ thuật thi công cho nên "các khái niệm về khoảng cách" 50m, 100m ... là "rất khác nhau" đối với những mạng thực tế khác nhau.
BNC (Bayonet Neill-Concelman hoặc British Naval Connector):
Là tên gọi của một loại đầu nối gồm đầu cắm (plug) và hốc cắm (socket, lỗ cắm) thường được dùng cho các ứng dụng về audio, video và mạng máy tính. BNC kết nối các sợi cáp đồng trục có 2 chân tín hiệu (two wire coaxial cable) là data signal + ground signal (tín hiệu dữ liệu và tín hiệu nối đất = thường gọi là "dây mát") và sử dụng cơ chế "khoen" cài (bayonet mechanism). Trong mạng máy tính, BNC được sử dụng với cáp đồng trục mỏng (RG-58), T-Connector, Terminator trong mạng Ethernet 10Base-2 (xem phần trên).
T-Connector:
Là đầu nối BNC có hình chữ T dùng trong mạng máy tính cục bộ Ethernet 10Base-2 (ta thường gọi mạng này là "mạng cáp đồng trục"). Với cấu hình tuyến tính (Bus configuration / Bus topology) của mạng 10Base-2, cáp của mỗi phân đoạn mạng (LAN segment) bắt đầu từ một điểm và sẽ lần lượt "chạy" từ máy này đến máy khác. Mỗi khi "chạy" qua một máy thì cáp mạng sử dụng "đầu nối chữ T" này để một đầu "tiếp xúc" với card mạng của máy tính (card mạng cũng có sẵn giao diện BNC), đầu bên kia sẽ tiếp tục "chạy" đến máy kế tiếp.
Terminator:
Là đầu nối giao diện BNC được dùng để làm Đầu-Cuối cho một phân đoạn mạng cáp đồng trục mỏng (10Base-2). Về chế tạo, Terminator là một điện trở có trở kháng 50 Ohm có tác dụng "ngăn trở tín hiệu dữ liệu" vượt qua "ranh giới cho phép" là hai đầu của cáp mạng. Ta có thể hiểu nôm na là: Mỗi đoạn mạng có hai đầu được "canh giữ" bởi hai anh Terminator, Tín hiệu trong mạng cứ việc "chạy đi chạy lại" trên đoạn cáp mạng đồng trục hoặc "được tiếp nhận" bởi một trạm làm việc nào đó trên mạng chứ không thể "chạy quá đà" và bị "hất văng" ra bên ngoài được.
RG-58:
Là cáp mạng đồng trục (coaxial cable) có trở kháng khoảng từ 50-75 Ohm. Nó bao gồm một "vỏ áo" phân cách bằng nhựa cứng ở bên ngoài (thường là màu đen), kế đến là một lớp "áo" được "đan" bằng kim loại để làm chức năng "dây mát", kế đến là một lớp phân cách bằng nhựa (thường có màu trắng đục) và trong cùng là "cọng dây kim loại" (lõi) để dẫn tín hiệu dữ liệu. Có một số trường hợp đặc biệt, lớp "vỏ áo" bên ngoài của cáp đồng trục có thể được chế tạo bởi chất teflon chống cháy hoặc các chất liệu khác cho phép ta thi công lắp đặt cáp ở ngoài trời (gọi là Outdoor Coaxial cable). Do được "che chắn" tốt như vậy cộng thêm một số tính năng vật lý khác: như tính dẫn điện, thiết diện dây dẫn (chính là "lõi" kim loại) và tổng trở kháng của cáp đồng trục tốt hơn cáp xoắn đôi nên thông thường cáp đồng trục truyền dữ liệu được "xa hơn" và có băng thông (bandwidth) lớn hơn cáp xoắn đôi. Xem hình:
- Cáp đồng trục RG-58(75 Ohm)
- Đầu nối BNC, T và Terminator
- Tốc độ truyền: 10 MBPS
- Độ dài tối đa: 185m
- Max workstation / đoạn cáp: 30
- Còn gọi là Thin-Net
- Cấu trúc mạng tuyến tính (BUS)
• 10 = 10 Mbps
• Base= Base Band
• 2 = 200 m (thực tế là 185 m
Như đã được giới thiệu ở trên, mạng 10Base-2 sử dụng cáp đồng trục mỏng RG-58 và hỗ trợ khoảng cách từ đầu A đến đầu B là khoảng 185 mét nên nó thông thường được sử dụng để nối hai phân mạng cáp xoắn đôi (10Base-T) lại với nhau.
Ví dụ:
Công ty A có hai bộ phận văn phòng làm việc- Ví dụ là Phòng Kinh Doanh và Phòng Kỹ Thuật ở hai toà nhà cách nhau trên 150 mét. Do khoảng cách xa như vậy nên các người sử dụng ở Văn phòng này không thể nối vào Hub của văn phòng kia được. Nên mỗi bộ phận sử dụng một Hub để thành lập một phân mạng 10Base-T riêng. Lúc đó ta có thể sử dụng cáp RG-58 để liên kết hai phân mạng lại với nhau. Hình minh họa cho ví dụ ở trên: Kết nối 2 mạng LAN sử dụng RJ58.
• Phòng Kinh doanh của Công ty A sử dụng một Hub 8 cổng RJ-45 và một cổng BNC (8-port Hub with BNC) để kết nối các máy tính: MÁY 1, 2, 3, 4 lại với nhau thành một phân đoạn mạng hoàn chỉnh (complete LAN segment) với máy in Laser gắn vào MÁY 1 dùng chung cho cả phòng.
• Phòng Kỹ Thuật sử dụng một Hub 8 cổng RJ-45 và một cổng BNC (8-port Hub with BNC) để kết nối các máy tính: MÁY 5, 6, 7 lại với nhau thành một phân đoạn mạng hoàn chỉnh (complete LAN segment) với máy in Laser gắn vào MÁY 5 dùng chung cho cả phòng.
• Đoạn cáp đồng trục nối giữa hai phân mạng của Phòng Kinh Doanh và Phòng Kỹ thuật sẽ tạo thành một mạng LAN duy nhất. Nghĩa là sau khi kết nối hai phân mạng, các máy tính MÁY 1, 2, 3, 4 ở Phòng Kinh Doanh có thể "nhìn thấy" và truy cập được thông tin ở các MÁY 5, 6, 7 ở Phòng Kỹ Thuật, cũng như sử dụng được máy in nối ở MÁY 5.
• Ngược lại các máy tính MÁY 5, 6, 7 ở Phòng Kỹ thuật có thể truy cập được các máy tính MÁY 1, 2, 3, 4 và máy in nối vào MÁY 1 ở Phòng Kinh Doanh.
RG-62 (Thick Coaxial Cable):
Là loại cáp đồng trục dày có điện trở khoảng 120 Ohm. Nó tương tự như cáp đồng trục mỏng RG-58 nhưng có thiết diện dây dẫn lớn hơn (nên gọi là cáp đồng trục "dày") và một số đặc tính vật lý tốt hơn nên có thể hỗ trợ băng thông cao hơn, dẫn tín hiệu đi xa hơn. Trong mạng Ethernet 10Base-5, cáp RG-62 được dùng để xây dựng mạng tuyến tính có tổng chiều dài từ đầu A đến đầu B là 500m (là số "5" trong thuật ngữ 10Base-5). Ngoài ra, cáp đồng trục dày thường được sử dụng trong các ứng dụng truyền hình và truyền thông đa phương tiện - là những ứng dụng đòi hỏi băng thông rất lớn.
AUI (Attachment Unit Interface) - Giao diện đơn vị kết nối:
Là giao diện mạng Ethernet 10Base-5 sử dụng cáp đồng trục dày (Thick coaxial cable). Nó là một giao diện 15-pin được thiết kế trên card mạng (network card) và trên bộ truyền nhận dữ liệu (transceiver).
Transceiver:
Là chữ ghép của "Transmitter" và "Receiver": Thiết bị truyền nhận dữ liệu được nối giữa card mạng và hệ thống cáp của mạng Ethernet 10Base-5. Nó làm chức năng như ban là "tiếp tân" của máy tính nối mạng vì nó truyền những tín hiệu từ trong máy tính ra ngoài (thông qua card mạng) và nhận những tín hiệu từ phía ngoài vào máy tính (thông qua hệ thống cáp và card mạng). Bạn có thể tự hỏi :" Vậy các card mạng dùng chuẩn giao tiếp RJ-45 (Ethernet 10/100Base-T) và chuẩn giao tiếp BNC (Ethernet 10Base-2) không có bộ phận "tiếp tân" này sao ?". Câu trả lời là có: bộ phận transceiver của các loại mạng dùng cáp đồng trục mỏng (Ethernet 10Base-2, dùng BNC) và cáp UTP (Ethernet 10/100Base-T) luôn luôn được tích hợp sẵn trên các card mạng rồi. Xin vui lòng xem hình bên dưới để biết thêm chi tiết về cách kết nối Transceiver.
DIX:
Là sợi cáp ngắn nối giữa tuyến cáp đồng trục dày RG-62 và card mạng của máy tính trong mạng Ethernet 10Base-5. Đoạn cáp này thường dài khoảng 1,5m và có hai đầu nối AUI 15-pin ở hai đầu.
- Cáp đồng trục RG-62 (120 ohm)
- Đầu nối AUI, Transceiver và dây nối DIX
- Tốc độ truyền: 10 Mbps
- Độ dài tối đa: 500m
- Max workstation/đoạn cáp: 100
- Còn gọi là Thick-Net
- Cấu trúc mạng tuyến tính (BUS)
• 10 = 10 Mbps
• Base= Base Band
• 5 = 500 m
LAN Segment - Phân đoạn LAN:
Là "một phần hoàn chỉnh của một mạng LAN" hay là "một mạng LAN nhỏ trong một mạng LAN lớn". Như các bạn đã tham khảo về cách kết nối mạng LAN của Công ty A (nêu ở phần trên), tôi đã ví dụ về hai phân mạng LAN, một của Phòng Kinh Doanh, một của Phòng Kỹ thuật: Mỗi phân mạng LAN sử dụng một Hub 8-port để tạo thành "mạng LAN con" cho mỗi phòng. Sau đó, sử dụng cáp đồng trục để kết nối hai Hub lại với nhau để tạo thành một "mạng LAN lớn" của toàn công ty.
Up link port - Cổng "nối lên trên":
Là cổng nối từ một Hub/Switch của một phòng ban/bộ phận "đến" một Hub/Switch của một phòng ban/bộ phận khác hoặc "lên" một Hub/Switch chính của Công ty/tổ chức lớn hơn. Trong một môi trường mạng LAN gồm nhiều phân mạng nhỏ, mỗi phân mạng quản lý một số workstation nhất định. Ta có thể hình dung: đường nối từ phân mạng này đến phân mạng khác giống như đường nối từ tỉnh này qua tỉnh khác (gọi là đường Quốc Lộ). Đường quốc lộ "rộng rãi" và "đàng hoàng" hơn các đường nội tỉnh rất nhiều. Tương tự như vậy các đường Up-link thường có tốc độ cao, thường là full-duplex (song công, truyền đồng thời hai chiều với tổng tốc độ khoảng từ 100Mbps, 200Mbps, 400Mbps hoặc có thể lên tới 1000Mbps - Gigabit Ethernet). Trong các Hub/Switch tốc độ 10Mbps, thường có 1 (hoặc nhiều hơn) Up-link port hỗ trợ tốc độ 100Mbps (hoặc cao hơn) và trong các Hub/switch 10/100Mbps thường có up-link port hỗ trợ tốc độ 100Mbps (hay cao hơn, đến 1000 Mbps). Vui lòng xem hình phía dưới minh họa về việc kết nối 2 LAN Segment sử dụng Up-link port.
Trunking - kết nối đường trục:
Là kỹ thuật kết nối "đường trục" (trunk) giữa các LAN Segment lại với nhau. Kỹ thuật này có thể được thực hiện bằng nhiều cách:
• Sử dụng một đường trục tốc độ cao (trunk port) làm chức năng như một up-link port mà tôi đã để cập ở trên.
• Sử dụng các Switch có hỗ trợ chức năng "gom nhóm" các cổng tốc độ thường để tạo thành 1 "đường trục ảo" hỗ trợ tốc độ cao (port trunking). Chúng tôi có giới thiệu Switch REPOTEC 16-port và 24-port có hỗ trợ chức năng Trunking (lên tới 800Mbps) trong các Bảng báo giá linh kiện của GREENTEK Corporation, các bạn có thể tham khảo. Hình minh họa: Sử dụng các cổng up-link tốc độ 1000 Mbps để kết nối 2 LAN Segment.
• Công ty A có thiết lập một Mạng LAN gồm hai phân mạng (LAN segment) ở hai Phòng: Phòng Kinh Doanh và Phòng Kỹ Thuật. Các ứng dụng & dịch vụ trên mạng LAN gồm có: chia sẻ các tập tin dùng chung, chia sẻ máy in dùng chung, sử dụng kết nối Internet chung..... Công ty sử dụng 1 máy tính mạnh làm File Server (máy dịch vụ file) để lưu trữ và xử lý tất cả các thông tin dùng chung của toàn công ty và một máy tính mạnh khác để làm Communications Server (máy dịch vụ truyền thông) để tạo lập và chia sẻ kết nối Internet cho tất cả các người dùng trong toàn công ty.
• Phân mạng LAN của Phòng Kinh doanh có chức năng chia sẻ các dữ liệu của riêng Phòng Kinh doanh được lưu trữ ở các máy tính khác nhau trong nội bộ phòng (MÁY 1, 2, 3). Các yêu cầu về in ấn của người dùng trong phòng được phục vụ bởi máy in laser gắn vào MÁY 1.
• Phân mạng LAN của Phòng Kỹ thuật có chức năng chia sẻ các dữ liệu của riêng Phòng Kỹ thuật được lưu trữ ở các máy tính khác nhau trong nội bộ phòng (MÁY 4, 5, 6). Các yêu cầu về in ấn của người dùng trong phòng được phục vụ bởi máy in laser gắn vào MÁY 6.
• Do nhu cầu sử dụng Cơ sở dữ liệu & mạng Internet của toàn công ty là rất cao nên từ 2 Switch (tốc độ 10/100Mbps) của hai phòng ban người ta phải sử dụng hai đường up-link kết nối "lên" Switch trung tâm của công ty là Gigabit Switch, tốc độ 1000 Mbps. Tốc độ của các đường kết nối này là 1000 Mbps.
• Như vậy, đường truyền "nội phòng" của các máy tính trong Phòng Kinh Doanh: MÁY 1, 2, 3 và MÁY 4, 5, 6 (P. Kỹ thuật) chỉ là 10/100Mbps. Trong khi đường truyền "liên phòng" để kết nối vào các máy "Chủ" (Server) của công ty thì lại sử dụng đường "cao tốc" 1000Mbps.
Thứ Tư, tháng 8 12
Ethernet la gi ?????
Người đăng: GHLAM vào lúc 02:53 0 nhận xét
Nhãn: Mạng Máy Tính
Thứ Hai, tháng 8 10
Vẽ mặt cười Yahoo messenger
Vẽ mặt cười Yahoo messenger
Vẽ biểu tượng mặt cười của YM bằng Photoshop
Với Photoshop, bạn có thể vẽ nên biểu tượng gương mặt cười quen thuộc của chương trình Yahoo Messenger.
Các bước thực hiện được hướng dẫn trong video:
- Tạo nền màu tím chuyển sắc.
- Tạo vùng chọn hình tròn và tô màu vàng, sau đó cho hiệu ứng Drop Shadow và Gradient Overlay.
- Tạo độ bóng bẩy cho hình tròn vàng đó.
- Vẽ mắt cho mặt cười.
- Vẽ miệng rồi sử dụng hiệu ứng Gradient Overlay và Stroke.
- Vẽ răng rồi áp cho răng hiệu ứng Inner Shadow và Gradient Overlay.
Cùng một số lưu ý nhỏ lúc thực hiện.
Mặc dù clip đã hướng dẫn khá kỹ lưỡng, thế nhưng đòi hỏi người dùng phải có kiến thức nền tảng về Photoshop thì mới dễ dàng thực hiện được.
Người đăng: GHLAM vào lúc 16:54 0 nhận xét
Nhãn: Photoshop
Hold me
Song : Hold me
Trình bài : Ebba Forsberg
Anh và cô là bạn cùng lớp đại học. Anh yêu cô bốn năm cũng như một ngày, nhưng cô không yêu anh, vì anh không phải là chàng bạch mã hoàng tử trong giấc mơ của cô.
Tốt nghiệp xong, cô nhận công tác ở một thành phố phía nam. Anh cũng tự nguyện vứt bỏ hết tất cả những gì đang có ở đây để theo cô. Nhưng cô không vì vậy mà thay đổi cái nhìn đối với anh, hơn nữa còn tỏ vẻ không hài lòng mỗi khi anh xuất hiện. Cô có bạn trai, trong một lần anh đến tìm cô, cô nói : "anh đừng đến đây nữa, em có bạn trai rồi !".
Cô nhìn thấy trong mắt anh sự thất vọng, cô muốn anh đừng hy vọng nữa, anh trầm ngâm một hồi rồi hỏi " Em yêu anh ấy ?". Cô không trả lời, nhưng có thể nhìn thấy niềm hạnh phúc từ trong mắt cô. Lúc anh quay lưng ra đi anh nói " Có thể cho anh ôm em một lần được không?". Cô kiên quyết lắc đầu. Từ đó anh thực sự không đến tìm cô nữa, cô cũng dần dần quên anh đi.
Bỗng nhiên có một ngày anh tìm đến cô nói : "đi uống cafe được không, anh ngày mai phải đi mỹ rồi!". Cô đồng ý vì nghĩ rằng anh sắp phải đi xa. Một ly cafe uống mãi không xong, chuông điện thoại của cô reo, là điện của bạn trai cô, cô cười cười xin lỗi nói : "Em phải đi rồi" Anh cũng cười nói "Vậy để tôi tiễn em". Cô vừa mới mở cửa anh đã kéo cô đứng lại, nói dứt khoát " Có thể cho anh ôm em một lần được không?".
Cô muốn cự tuyệt, nhưng suy nghĩ một chút rồi gật đầu. Anh đi tới trước mặt nhẹ nhàng ôm lấy cô. Cô ngửi thấy hơi thở của anh, lập tức dây thần kinh toàn thân đều căng ra. Anh bắt đầu vuốt nhẹ lưng cô, từ gáy chầm chậm men theo cột sống , không nặng không nhẹ, một ngón tay di xuống dưới. Lửa giận trong lòng cô bốc lên, cô nghĩ " Chỉ cần anh ta nhích thêm một phân nữa thôi thì sẽ dùng chân đá anh ta" . Nhưng anh đến đó thì ngừng lại, nhẹ nhàng buông cô ra nói : " Anh yên tâm rồi"
Cô sững sờ một hồi, lập tức hiểu ra điều anh muốn nói, cổ họng ngẹn lại,trước mắt cô là một trường sương khói. Năm thứ 3 đại học, trong một chuyến đi chơi cô bị tai nạn giao thông, xương cột sống bị gãy, vẫn âm ỷ đau cho đến lúc tốt nghiệp. Cô đến giờ
vẫn nghĩ rằng anh không hay biết chuyện đó.
Ngày thứ hai, anh bay đi Mỹ. Cô đứng trên sân thượng nhìn chiếc máy bay bay qua, trước mắt là cái gì đó mơ hồ ...
Sưu tầm từ internet
Hold me, just hold me please don't ask me where I come from.
Oh what I cry these tears.
Just hold me, hold me please.
Let me rest in the silence of your embrace.
Give me a moment and dont make me explain.
Cus all I need, and all I ask for.
Hold me, just hold me please don't ask me where I come from.
Oh what I cry these tears.
Just hold me, hold me please.
La la la....
Let me rest in the silence of your embrace.
Cus all I need, and all I ask for.
Hold me, hold me please.
Let me rest in the silence of your embrace.
Give me a moment and dont make me explain.
Cus all I need, and all I ask for.
Hold me, just hold me please don't ask me where I come from.
Oh what I cry these tears.
Hold me, hold me please.
Người đăng: GHLAM vào lúc 03:41 0 nhận xét
Nhãn: Âm Nhạc
Rythm of the rain
Song :Rythm of the rain
Singer: Jason Donavan
Giai điệu của mưa rơi , một bức tranh chỉ có một chàng trai và một chiếc ô , nhưng chứa đựng trong nó cả một tâm trạng khắc khoải , và đơn độc ngóng chờ cô gái của mình . Nhưng với những người kô có cảm xúc ấy , giai điệu vui tươi và nhẹ nhàng của bài hát cũng rất khiến người ta phải cuốn mình vào
The only girl I care about has gone away
Looking for a brand new start
But little does she know that when she left that day
Along with her she took my heart
Cô gái tôi hằng quan tâm đã bước đi rất xa
Để kiếm tìm một cảm xúc mới bắt đầu
Nhưng chỉ chút ít nàng hiểu ngày nàng ra đi
Cùng với hình bóng nàng , trái tim tôi cũng bị đem đi
Listen to the rhythm of the falling rain
Telling me just what a fool I've been
I wish that it would go and let me cry in vain
And let me be alone again
Hãy lắng nghe giai điệu của những hạt mưa trút xuống
Hãy cho tôi biết , tôi đã từng khờ dại chừng nào
Tôi ước mưa sẽ ngớt và để tôi thỏa khóc trong vô định
Và hãy lại cho tôi được riêng tư
Rain, please tell me know does that seem fair
For her to steal my heart away when she don't care
I can't love another
When my heart's somewhere far away
Hỡi cơn mưa , hãy trả lời ta điều ấy có công bằng
Khi nàng đánh cắp trái tim ta không một chút vấn vương
Ta không thể một lần nữa yêu
Khi trái tim tôi đang ở một chân trời xa xăm
Rain, won't you tell her that I love her so
Please ask the sun to set her heart aglow
Rain, in her heart
And let the love we knew start to grow
Hỡi cơn mưa , liệu mưa có thổ lộ với nàng ta yêu nàng chừng nào?
Hãy khẩn cầu mặt trời thức tỉnh trái tim nàng
Hỡi mưa , thẳm trong tim nàng
Và hãy làm tình yêu của chúng ta đâm chồi
Oh, listen to the falling rain.
Pitter-patter pitter-patter, woo
Listen, listen to the falling rain
Pitter-patter pitter-patter, woo
Hãy lắng nghe nhịp điệu của hạt mưa
Rơi nhanh , nhanh nữa lên
Hãy lắng nghe tiếng mưa trút xuống
Hãy rơi nhanh , thật nhanh lên .
Người đăng: GHLAM vào lúc 03:21 0 nhận xét
Nhãn: Âm Nhạc
Right here Waiting for you
Song : Right Here Waiting For You
Trình Bài : Richard Marx
Phép màu của đợi chờ
Bất cứ ai từng yêu đều hiểu: Để cho tình yêu lớn lên và trổ hoa, sự chờ đợi quan trọng biết chừng nào.
Tại sao lại như vậy? Tại sao chúng ta không thể có ngay cái chúng ta đang muốn và cần tới mức điên cuồng? Tại sao chúng ta phải chờ hai năm, ba năm và dường như bỏ phí khoảng thời gian quí báu đó? Bạn có lẽ sẽ đặt câu hỏi tương tự: Tại sao một gốc cây từ lúc gieo hạt tới khi ra hoa,kết trái lại phải mất nhiều thời gian đến như vậy?
Điều chúng ta biết chắc chắn là: Tình yêu cần sự chờ đợi kiên nhẫn.Chúng ta phải biết cho nhau thời gian, bạn không có cách thức hay phương tiện nào khác ngoài thời gian để khiến một người thực lòng yêu bạn hoặc khiến bạn thực sự yêu người đó. Vậy, chúng ta hãy cho nhau món quà kỳ bí của chờ đợi, hãy có mặt bên nhau mà không cần đòi hỏi, cũng không mong chờ được đền đáp. Dĩ nhiên, không có gì khó hơn là làm được như thế nhưng đó chính là phép thử độ sâu và tính chân thật của tình yêu. Những kẻ yêu nhau phải biết chờ đợi nhau cho tới khi họ nhìn sự vật bằng cùng một ánh mắt hoặc tới lúc đủ khôn ngoan để cho phép nhau tự do nhìn sự vật theo cách riêng của mỗi người.
Chúng ta sẽ mất đi những gì khi không chịu chờ đợi? Khi chúng ta cố tìm ra đường ngang ngõ tắt trong cuộc đời? Khi chúng ta hối hả trao cho nhau những lời thề thốt mù quáng và ngốc nghếch, trong lúc chúng ta chưa đủ chín chắn và chưa nhận thức được trách nhiệm của mình? Chúng ta sẽ đánh mất niềm tin rằng mình có thể yêu và được yêu chân thành. Hãy suy ngẫm lại những chuyện tình kim cổ. Chẳng phải điều cốt lõi của những câu chuyện tình đó chính là sự chờ đợi-tấm vải nên trên đó những câu chuyện tình được vẽ nên-đó sao?
Vậy làm sao chúng ta có thể có được cuộc sống và tình yêu đích thực nếu chúng ta không nhẫn nại đợi chờ???
Oceans apart day after day
And I slowly go insane
I hear your voice on the line
But it doesnt stop the pain
If I see you next to never
How can we say forever
Wherever you go
Whatever you do
I will be right here waiting for you
Whatever it takes
Or how my heart breaks
I will be right here waiting for you
I took for granted, all the times
That I thought would last somehow
I hear the laughter, I taste the tears
But I cant get near you now
Oh, cant you see it baby
Youve got me going crazy
Repeat chorus
I wonder how we can survive
This romance
But in the end if Im with you
Ill take the chance
Oh, cant you see it baby
Youve got me going crazy
Người đăng: GHLAM vào lúc 02:59 0 nhận xét
Nhãn: Âm Nhạc
Unbreak My Heart
Unbreak My Heart(toni Braxton)
Đừng bỏ em lại với nỗi đau
Đừng bỏ em lại trong cơn mưa lạnh giá
HÃy trở về và trả lại em những nụ cười
Hãy đến bên em và mang đi những giọt nước mắt sấu muộn
Em cần anh trong vòng tay
Bóng đêm thật đáng sợ
Hãy trả lại em những đêm chúng ta có nhau
Anh hãy rút lại lời chia tay của mình đi
Và trả lại em niềm vui trong cuộc sống
Đừng bỏ em ở đây với những giọt nước mắt lăn dài
Nụ hôn của anh sẽ làm biến mất tất cả mọi nỗi đau
Em ko thể nào quên được cái ngày anh bước ra khỏi cuộc đời em
Thời gian cứ trôi thật bạc bẽo
Và cuộc sống thật tàn nhẫn khi ko có anh kề bên em
Xin anh đừng làm tan vỡ trái tim em
Một lần nữa, hãy nói rằng anh yêu em
Đừng làm em đau thêm lần nào nữa
Khi anh bước ra khỏi cửa
Cũng như bước ra khỏi cuộc đời em
Những giọt nước mắt xin đừng rơi nữa
Em đã khóc rất nhiều đêm
Đừng làm tan vỡ trái tim em...
Don't leave me in all this pain
Don't leave me out in the rain
Come back and bring back my smile
Come and take these tears away
I need your arms to hold me now
The nights are so unkind
Bring back those nights when I held you beside me
Un-break my heart
Say you'll love me again
Undo this hurt you caused
When you walked out the door
And walked out of my life
Un-cry these tears
I cried so many nights
Un-break my heart
My heart
Take back that sad word good-bye
Bring back the joy to my life
Don't leave me here with these tears
Come and kiss this pain away
I can't forget the day you left
Time is so unkind
And life is so cruel without you here beside me
Un-break my heart
Say you'll love me again
Undo this hurt you caused
When you walked out the door
And walked out of my life
Un-cry these tears
I cried so many nights
Un-break my heart
Don't leave me in all this pain
Don't leave me out in the rain
Bring back the nights when I held you beside me
Un-break my heart
Say you'll love me again
Undo this hurt you caused
When you walked out the door
And walked out of my life
Un-cry that tears
I cried so many, many nights
Un-break my
Un-break my heart
Oh baby
Come back and say you love me
Un-break my heart
Sweet darlin'
Without you I just can't go on
Can't go on....
Người đăng: GHLAM vào lúc 02:33 0 nhận xét
Nhãn: Âm Nhạc
Nothing gona change my love for you
Nothing gonna change my love for you.
(Không gì có thể thay đổi tình yêu của anh dành cho em)
If I had to live my life without you near me
The days would all be empty
The nights would seem so long
With you I see forever oh so clearly
I might have been in love before
But it never felt this strong
Our dreams are young and we both know
They'll take us where we want to go
Hold me now
Touch me now
I don't want to live without you
Nếu anh phải sống cuộc đời không có em kề bên
Từng ngày sẽ trở nên trống trải
Từng đêm dường như quá dài
Có em, Anh cảm nhận sự vĩnh cửu thật rõ ràng
Có lẽ anh đã từng yêu
Nhưng chưa bao giờ cảm thấy mãnh liệt đến thế
Giấc mơ của chúng ta chỉ mới bắt đầu
Và Chúng ta đều hiểu, những giấc mơ này sẽ đưa đôi ta đến bất cứ nơi đâu ta muốn
Hãy giữ lấy anh
Hãy đến bên anh
Anh không muốn sống mà thiếu vắng hình bóng của em
Nothing's gonna change my love for you
You ought to know by now how much I love you
One thing you can be sure of
I'll never ask for more than your love
Nothing's gonna change my love for you
You ought know by now how much I love you
The world may change my whole life through
But nothing's gonna change my love for you
Không gì có thể thay đổi tình yêu của anh dành cho em
Có lẽ giờ đây em cần biết anh yêu em nhiều biết bao
Em hãy cứ tin rằng
Anh chẳng cần gì ngoài tình yêu của đôi ta
Không gì có thể thay đổi tình yêu của anh dành cho em
Có lẽ giờ đây em cần biết anh yêu em nhiều biết bao
Thế gian có thể đổi thay cả cuộc đời anh
Nhưng sẽ chẳng có gì có thể thay đổi tình yêu anh dành cho em
If the road ahead is not so easy
Our love will lead the way for us
Like a guiding star
I'll be there for you if you should need me
You don't have to change a thing
I love you just the way you are
So come with me and share the view
I'll help you see forever too
Hold me now
Touch me now
I don't want to live without you
Dẫu con đường phía trước không chút dễ dàng
Tình yêu sẽ dẫn lối đôi ta
Như vì sao xa dẫn đường
Anh sẽ ở đây nếu em cần đến
Em không cần phải thay đổi gì cả
Anh yêu em vì em là chính em
Vì thế
Em hãy đến bên anh và sẻ chia mọi điều
Anh cũng sẽ cho em thấy sự vĩnh cửu...
Hãy đến bên anh
Hãy giữ lấy anh
Anh không muốn sống mà thiếu vắng hình bóng của em
Nothing's gonna change my love for you
You ought to know by now how much I love you
One thing you can be sure of
I'll never ask for more than your love
Nothing's gonna change my love for you
You ought to know by now how much I love you
The world may change my whole life through
But nothing's gonna change my love for you
Không gì có thể thay đổi tình yêu của anh dành cho em
Có lẽ giờ đây em cần biết anh yêu em nhiều biết bao
Em hãy cứ tin rằng
Anh chẳng cần gì ngoài tình yêu của đôi ta
Không gì có thể thay đổi tình yêu của anh dành cho em
Có lẽ giờ đây em cần biết anh yêu em nhiều biết bao
Thế gian có thể đổi thay cả cuộc đời anh
Nhưng sẽ chẳng có gì có thể thay đổi tình yêu anh dành cho em
Người đăng: GHLAM vào lúc 02:17 0 nhận xét
Nhãn: Âm Nhạc